Bài đăng

Viêm khớp gối cấp tính có triệu chứng gì?

Hình ảnh
Những người thừa cân, béo phì là đối tượng dễ mắc viêm khớp gối cấp tính, do trọng lượng cơ thể đè lên khớp gối nặng. Thoái hóa khớp hay thấp khớp cấp. Gout cũng là nguyên nhân gây viêm khớp gối cấp tính. Chấn thương, va đập do tai nạn lặp đi lặp lại trong thời gian dài cũng là chất “xúc tác” gây ra bệnh viêm khớp gối cấp. Triệu chứng nhận biết bệnh viêm khớp gối cấp tính Người bệnh có cảm giác đau nhức liên tục ở vùng khớp gối, đau mạnh hơn khi vận động khớp gối. Đầu gối cử động hay phát ra tiếng kêu lạo sạo to kèm theo đau nhức. Lỏng khớp cảm thấy không vững, dấu hiệu của đứt dây chằng. Cứng khớp vào buổi sang, khó vận động. Nóng, sưng, đỏ ở khớp gối Điều trị bệnh viêm khớp gối cấp Khi bị viêm khớp gối cấp tính, người bệnh nên đến ngay các bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị kịp thời. Điều trị viêm khớp gối cấp tính bao gồm biện pháp dùng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Thuốc được dùng trong điều trị là thuốc giảm đau, khá

Trẻ bị cong vẹo cột sống có biểu hiện gì?

Hình ảnh
Khoảng 20% trẻ vẹo cột sống ở độ tuổi thiếu nhi (từ 3 – 10 tuổi) có nguyên nhân từ các bệnh lý khác kèm theo, phần lớn chưa tìm ra nguyên nhân. Sau 10 tuổi, đa số trẻ vẹo cột sống vô căn diễn biến nặng cho đến tuổi trưởng thành. Đa số trẻ dưới 3 tuổi bị vẹo cột sống bẩm sinh hay liên quan đến các bệnh lý khác đều khó điều trị và tiên lượng nặng hơn. Triệu chứng của cong vẹo cột sống: Hai vai dốc không đều, bên cao bên thấp; xương bả vai nhô ra, khoảng cách từ 2 mỏm xương bả vai đến gai đốt sống không bằng nhau; hai tam giác eo tạo ra giữa cánh tay và thân không đều nhau, bên rộng bên hẹp; mào chậu bên thấp bên cao; hai thăn lưng mất cân đối hoặc có ụ lồi do cột sống bị xoáy vặn, xương sườn lồi lên. Nếu bị gù thì quan sát thấy lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả ra phía trước. Nếu bị ưỡn, phần trên của thân hơi ngả về phía sau, bụng xệ xuống. Có nhiều nguyên nhân gây ra cong vẹo cột sống. Một số trẻ em sinh ra đã bị cong hoặc vẹo cột sống bẩm sinh. Một số trẻ em bị co

Phương pháp Chiropractic

Hình ảnh
Địa chỉ ứng dụng phương pháp Chiropractic của Mỹ vào trong quá trình điều trị các vấn đề cơ xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng ở nhiều mức độ khác nhau.  Phương pháp Chiropractic là liệu pháp được đánh giá rất cao với các ưu điểm nổi trội sau: Điều trị nhanh chóng, không tốn quá nhiều thời gian, mức độ đau nhức có thể giảm từ 10 xuống còn 1 – 3 sau điều trị, cho hiệu quả lâu dài và hạn chế tái phát đến mức tối đa. Hoàn toàn không dùng thuốc, không xâm lấn hay can thiệp phẫu thuật, chỉ áp dụng các liệu pháp xoa bóp, nắn chỉnh bằng tay, kết hợp trị liệu thần kinh cột sống, phục hồi chức năng cơ – xương – khớp cột sống, châm cứu, vật lý trị liệu,… và tập vận động theo hướng dẫn của bác sĩ. Tiết kiệm chi phí hơn so với các phương pháp uống thuốc hay phẫu thuật, tỷ lệ thành công đến hơn 95%, không phát sinh thêm các khoản tiền bất hợp lý nào trong suốt liệu trình điều trị. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng bằng nhiều biện pháp

Tái tạo cấu trúc xương diễn ra thế nào?

Hình ảnh
Tái cấu trúc xương là sự phát triển liên tục, lâu dài xảy ra ở các đơn vị xương (gồm nhiều tế bào xương). Quá trình được bắt đầu bằng sự hủy xương hay còn gọi là quá trình tiêu xương và quá trình tạo xương mới lấp đầy các hốc do sự tiêu xương tạo ra. Hiểu biết về quá trình tái cấu trúc xương giúp hiểu rõ cách thức thay đổi của khối xương bởi các yếu tố môi trường và yếu tố di truyền từ đó có biện pháp điều trị loãng xương. Quá trình hủy xương xảy ra do tế bào được gọi là “hủy cốt bào osteoclast”, có nguồn gốc từ tế bào đơn nhân – đại thực bào. Xương mới được hình thành do các tế bào được gọi là “tạo cốt bào osteoclast”,có nguồn gốc từ các tế bào sợi, các tế bào này tạo ra các chất căn bản của xương, protein, và sự khoáng hóa (hấp thu các muối khoáng) của mô xương. Các tế bào xương chính là các tạo cốt bào trưởng thành và trở thành tế bào được vùi trong chất căn bản của xương. Mặc dù các tế bào này không vận chuyển chủ động nhưng nó được kết nối với các tế bào nằm dưới bề mặt của

Teo cơ là bệnh gì?

Hình ảnh
Vì khối lượng cơ chính là chìa khóa quy định sức mạnh của cơ nên khi cơ bị teo, nhóm cơ đó sẽ trở nên yếu đi. Nếu chú ý, bạn sẽ thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện. Một số loại teo cơ có thể hồi phục, một số khác thì sẽ gây teo cơ vĩnh viễn hoặc thậm chí tiến triển nặng hơn. Bệnh teo cơ là gì? Teo cơ là tình trạng giảm khối lượng cơ, đồng đều hoặc không đồng đều giữa 2 bên cơ thể. Teo cơ thường do thiếu vận động trầm trọng vùng cơ bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thiếu vận động có thể là do bệnh lý hoặc chấn thương. Một khi bị teo cơ thì nhóm cơ đó sẽ bị yếu đi. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh teo cơ: Cũng như tên gọi của bệnh, biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng teo cơ là sự giảm về kích thước của cơ. Bạn sẽ chú ý thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện. Ví dụ: Khi bị teo cơ tay trái, bạn sẽ thấy tay trái nhỏ hơn tay phải. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn có thể thấy tay trái yếu hẳn hơn tay phải. Tuy nhiên, teo cơ thườn

Loãng xương ở nam giới do đâu?

Hình ảnh
Trong suốt cuộc đời, cơ thể bạn tạo ra mô xương mới để thay thế xương cũ bị phân huỷ. Khi bạn già đi, bạn tạo xương ít hơn vì bạn hấp thụ ít calci và vitamin D - là những chất liệu tạo thành xương.Đối với một nửa số nam giới bị loãng xương, nguyên nhân ngoài tuổi tác vẫn còn chưa rõ. Hãy coi bộ xương của bạn như một tài khoản tiết kiệm đối với xương. Sự tạo xương lớn hơn sự huỷ xương cho tới khi bạn được 30 tuổi, là lúc bạn có khối xương lớn nhất. Sau đó bộ xương của bạn tiêu huỷ nhiều hơn tạo ra, điều này là bình thường. Rối loạn ăn uống. Nam giới bị chứng biếng ăn hoặc chứng cuồng ăn có nguy cơ cao có mật độ xương thấp ở cổ xương đùi và thắt lưng. Không đủ calci trong chế độ ăn. Nam giới dưới 65 tuổi cần 1000 mg calci mỗi ngày. Nam giới lớn hơn 65 tuổi cần ít nhất 1500 mg calci mỗi ngày. Nồng độ testosteron thấp. Loãng xương ở nam giới có thể do nồng độ testosteron thấp (thiểu năng tuyến sinh dục).- Lối sống ít hoạt động. Nam giới không tập luyện thường xuyên có nguy cơ cao bị

Ngải cứu chữa đau lưng

Hình ảnh
Lá ngải cứu rửa sạch trộn lẫn muối hạt to, nướng nóng hoặc rang lên rồi bọc qua lớp khăn mỏng, chườm vào phần bị đau nhiều lần trước khi đi ngủ. Cách dùng: lá ngải cứu rửa sạch, giã nát, cho mật ong vào trộn đều, vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục từ 1-2 tuần tùy tình trạng bệnh (nặng hay nhẹ) sẽ có kết quả. Ngải cứu trộn với muối rang nóng, bọc vào miếng vải chườm lên chỗ đau trước khi ngủ. Nếu nguội có thể rang lại hỗn hợp này và thực hiện 2-3 lần. Cây ngải cứu chữa đau lưng do bệnh gai cột sống Nguyên liệu: 1 nắm là ngải cứu tươi, 150ml giấm gạo. Cách dùng: Rửa sạch lá ngải cứu, giã nát. Đun nóng giấm gạo, trộn đều giấm còn nóng với lá ngải cứu giã nhuyễn. Bọc hỗn hợp này vào miếng vải sạch, xoa dọc xương sống trong 15 phút. Trong quá trình xoa cần giữ nóng thuốc bằng cách hâm nóng để phát huy hết công dụng của thuốc. Người bệnh nên thực hiện vào buổi tối trước khi ngủ trong 15 ngày. Nếu chưa bớt đau có thể duy trì bài thuốc từ 3-5 tháng. Lời khuyên di